Kết quả tìm kiếm cho "cử tri tỉnh An Giang"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 19714
Sáng 22/11, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Trưởng ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì cuộc họp để cho ý kiến, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch của tỉnh thời gian tới. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước và Ngô Công Thức cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tham dự.
Trong 2 ngày (20 - 21/11), Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh An Giang tổ chức hội thảo triển khai đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn HTX lúa, gạo vùng ĐBSCL; hội thi “Tìm hiểu Luật HTX năm 2023 và kết nối giao thương sản phẩm HTX”.
Ngày 21/11, UBND huyện An Phú tổ chức Hội nghị chiến dịch nước rút gia hạn và trao thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
Hôm nay (ngày 22/11/2024), tỉnh An Giang bước vào “tuổi” 192, kể từ thời điểm tên gọi “An Giang” được ghi vào lịch sử (năm 1832). Thủ tướng Chính phủ đã quyết định ngày 22/11 hàng năm là Ngày truyền thống tỉnh An Giang. Vì vậy, khắp mọi nẻo đường là hình ảnh cờ hoa rực rỡ, chào mừng sự kiện trọng đại của quê nhà.
Chiều 21/11, tại chùa Prey-Veng (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), Bảo hiểm Xã hội huyện phối hợp UBND thị trấn Tri Tôn tổ chức truyền thông hưởng ứng chiến dịch nước rút “Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế năm 2024” cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đang sinh sống trên địa bàn thị trấn.
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai nhiều hoạt động đa dạng, thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức, khơi dậy tiềm năng, tinh thần khởi nghiệp trong giới nữ.
Hội chữ thập đỏ các cấp là cầu nối lan tỏa hoạt động nhân đạo trong xã hội. Những việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng góp phần giúp hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” ghi nhận, 192 năm trước, vào ngày mùng 1/10/1832 (nhằm ngày 22/11 dương lịch, theo lịch vạn niên), trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi “ngũ trấn” thành “lục tỉnh”, quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Địa danh thân thương “An Giang” đã ra đời như thế, ngày càng ghi đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc, sau gần 2 thế kỷ.
Từ đầu năm đến nay, công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) và vi phạm pháp luật (VPPL) trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả. Qua đó, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Châu Đốc là địa danh du lịch (DL) nổi tiếng, trung tâm kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng DL phong phú, cùng sự năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, TP. Châu Đốc ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Ngày 21/11, UBND huyện Tri Tôn và Tạp chí Nông Thôn Việt tiến hành họp ban tổ chức lần thứ 2 giải “Nông Thôn Việt Half Marathon 2025 - Tri Tôn về vùng huyền tích” để kiểm tra công tác chuẩn bị. Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Trần Minh Giang đến dự.
Hát trống quân là loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều nét độc đáo, từ xa xưa đã trở thành nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân trên mảnh đất "xứ nhãn" - Hưng Yên.